Say xe
Chỉ vì sợ say xe mà không đi đâu thì thật là một thiệt thòi lớn. Nhưng nếu công
việc bắt buộc thì phải làm sao? Những "cứu cánh" dưới đây sẽ giúp bạn
giảm bớt nỗi sợ mỗi khi bước lên xe ô tô.
1. Thuốc chống say
Trước khi lên xe 10 - 15 phút, uống một viên thuốc chống say như thế có thể
phòng tránh được say xe. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ
em cho uống ít hơn.
Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa.
Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15
- 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ. Phương pháp này có
tác dụng đến 97%.
2. Gừng tươi
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để
cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.
Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
3. Vỏ quýt
Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt
vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi
thơm, có thể hít 10 lần như vậy. Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế
bất cứ lúc nào.
4. Dầu gió
Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng
có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
5. Dấm ăn
Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống
được say xe.
6. Cao giảm đau
Trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể
phòng chống được say xe thêm trầm trọng.
7. Ấn huyệt nội quan
Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở
bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn
tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.
Giải say rượu bia
Giấm ăn: 50g giấm ăn, 25g đường đỏ, 3 lát gừng tươi, đun qua một chút rồi mới
cho uống.
* Café: khi say rượu và rơi vào trạng thái ngủ mê mệt, có thể pha café đặc cho
uống, sau một lúc sẽ tỉnh lại.
* Chè đặc: chè đặc có khả năng giải trừ ngộ độc do cồn. Trong chè còn có chứa một
lượng kiềm đáng kể có tác dụng trị liệu với hiện tượng hôn mê và ức chế hô hấp.
* Húp cháo loãng: Khi gặp cháo loãng, chất cồn trong rượu bị ngưng tụ lại do đó
giảm mạnh khả năng hấp thụ cồn trong cơ thể người.
* Lòng trắng trứng gà sống: chất cồn trong rượu gặp chất protein trong trứng gà
sẽ ngưng tụ mà lắng xuống, giải vây cho dạ dày, tránh cho niêm mạc của dạ dày
khỏi sự tấn công của cồn. Do đó, khi thấy dấu hiệu say rượu, hãy uống ngay một
chút lòng trắng trứng gà sống.
* Nước chè đậu xanh: 50g đậu xanh rang chín, trộn với 1 nắm chè, cho vào ấm pha
với nước sôi. Sau khi cho uống vài phút sẽ giải rượu ngay.
* Nước vỏ long não: 100g vỏ long não đun với nước cho uống cũng có tác dụng giải
rượu.
*Củ cải - đường - giấm: Củ cải thái sợi nhỏ trộn với đường và giấm, ăn vừa mát,
vừa ngon miệng lại có tác dụng giải rượu. Có thể giã nát củ cải vắt lấy nước cốt,
cho thêm ít đường đỏ rồi uống. Ngoài ra có thể ăn sống củ cải một lượng thích hợp
cũng mang lại hiệu quả giải rượu nhất định.
2 nhận xét:
Chăn đông Sông Hồng sản phẩm chăn ga gối đệm Số 1 Hà Nội phù hợp cho mọi gia đình mời bạn ghé thăm
Cảm ơn bạn đã chia sẽ mẹo hay. thanhk bạn : http://huongduyshops.com/
Đăng nhận xét