Những mẹo vặt dành cho
gian bếp dưới đây rất hữu ích cho cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là đối với
các bà nội trợ. Chúng không những giúp cho bạn nấu ăn được ngon hơn mà còn giúp
bạn bảo quản đồ dùng gia đình được bền đẹp hơn..
- Giữ thớt bền: Thớt gỗ mới mua về, bạn nên ngâm trong nước muối đậm khoảng 3 ngày, sau đó mang ra phơi 3 nắng. Cách này sẽ kéo dài "tuổi thọ" của thớt .
- Nước mắm: Nước mắm ngoài hương vị thơm ngon còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, và cũng là loại gia vị chứa nhiều đạm, vitamin A, B, D. Khi nêm nếm món canh với nước mắm, bạn nêm vào và nhấc xuống ngay. Tránh đun sôi quá lâu trên bếp, món canh sẽ có vị chua.
- Phân biệt gà, vịt bị bơm nước: Để tránh mua phải gà (vịt) bị bơm nước nhằm tăng trọng lượng, khi mua bạn nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà, nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Bạn có thể dùng tay ấn vào đùi và lườn gà (vịt), nếu thấy thịt quá mềm và nhão là gà (vịt) đã bị bơm nước. Tốt nhất, bạn nên mua gà (vịt) còn sống, thịt săn chắc, sau đó nhờ người bán mổ thịt, chỉ cần chờ 10 phút bạn sẽ có một con gà (vịt) đảm bảo chất lượng.
- Cọ rửa đồ dùng bằng thủy tinh: Để giữ dụng cụ thủy tinh luôn sáng đẹp như mới, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng cọ rửa, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Giữ màu xanh của rau sau khi luộc (nấu canh): Nước phải thật sôi và ngập mặt rau là 2 yếu tố giúp cho rau không bị sậm hoặc ngả vàng khi luộc (nấu) xong. Khi rau chín tới bạn hãy vớt luôn ra rổ (rá) để ráo nước rồi mới bày ra đĩa, như vậy rau không bị quá nhừ và mất vitamin.
- Kho cá: Bạn không nên cho gừng hoặc hạt tiêu vào quá sớm khi kho cá. Chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng và tiêu không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh. Tốt nhất bạn nên nêm gừng và hạt tiêu vào sau cùng khi nhấc cá xuống khỏi bếp.
- Luộc mì: Để sợi mì mềm, ngon, bạn không nên để lửa quá to khi luộc, như vậy bên trong của sợi mì sẽ bị cứng. Tốt nhất bạn nên để nhỏ lửa khi đun, lúc vớt ra bạn hãy dội qua nước lạnh và trộn với chút dầu ăn để các sợi mì không dính vào nhau.
- Rã đông thịt: Bạn không nên dùng nước nóng để rã đông thịt. Các chất ngọt trong thịt sẽ hòa tan trong nước, thịt không còn thơm và mềm. Tốt nhất bạn nên rã đông thịt trong nước lạnh có pha một chút muối.
• Thái thịt gà nên thái dọc thớ miếng thịt sẽ được ngon và mềm
Làm mềm thực phẩm đông lạnh: Thịt cá đông lạnh rất dễ mềm trong điều kiện nhiệt độ ấm nóng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm thịt cá vào nước lâu, các chất dinh dưỡng rất dễ bị tan trong nước ảnh hưởng đến chất lượng.
• Mù tạc: Bạn không nên trộn mù tạc với nước nóng mà luôn phải nước chanh hoặc giấm. Nếu không, các chất enzyme tạo mùi trong mù tạc sẽ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, bạn không nên dùng mù tạc để ướp hoặc làm sốt cho các món trộn. Mù tạc còn dùng để trị những vết thương do bọ cạp, rắn rết cắn.
• Giấm: Giấm làm cho món ăn thanh nhẹ hơn và khử mùi tanh, khử béo, tăng mùi thơm. Bạn nên cho giấm vào món ăn khi bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong, hương vị món ăn sẽ thơm hơn và giảm vị ngấy.
- Giữ thớt bền: Thớt gỗ mới mua về, bạn nên ngâm trong nước muối đậm khoảng 3 ngày, sau đó mang ra phơi 3 nắng. Cách này sẽ kéo dài "tuổi thọ" của thớt .
- Nước mắm: Nước mắm ngoài hương vị thơm ngon còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, và cũng là loại gia vị chứa nhiều đạm, vitamin A, B, D. Khi nêm nếm món canh với nước mắm, bạn nêm vào và nhấc xuống ngay. Tránh đun sôi quá lâu trên bếp, món canh sẽ có vị chua.
- Phân biệt gà, vịt bị bơm nước: Để tránh mua phải gà (vịt) bị bơm nước nhằm tăng trọng lượng, khi mua bạn nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà, nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Bạn có thể dùng tay ấn vào đùi và lườn gà (vịt), nếu thấy thịt quá mềm và nhão là gà (vịt) đã bị bơm nước. Tốt nhất, bạn nên mua gà (vịt) còn sống, thịt săn chắc, sau đó nhờ người bán mổ thịt, chỉ cần chờ 10 phút bạn sẽ có một con gà (vịt) đảm bảo chất lượng.
- Cọ rửa đồ dùng bằng thủy tinh: Để giữ dụng cụ thủy tinh luôn sáng đẹp như mới, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng cọ rửa, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Giữ màu xanh của rau sau khi luộc (nấu canh): Nước phải thật sôi và ngập mặt rau là 2 yếu tố giúp cho rau không bị sậm hoặc ngả vàng khi luộc (nấu) xong. Khi rau chín tới bạn hãy vớt luôn ra rổ (rá) để ráo nước rồi mới bày ra đĩa, như vậy rau không bị quá nhừ và mất vitamin.
- Kho cá: Bạn không nên cho gừng hoặc hạt tiêu vào quá sớm khi kho cá. Chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng và tiêu không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh. Tốt nhất bạn nên nêm gừng và hạt tiêu vào sau cùng khi nhấc cá xuống khỏi bếp.
- Luộc mì: Để sợi mì mềm, ngon, bạn không nên để lửa quá to khi luộc, như vậy bên trong của sợi mì sẽ bị cứng. Tốt nhất bạn nên để nhỏ lửa khi đun, lúc vớt ra bạn hãy dội qua nước lạnh và trộn với chút dầu ăn để các sợi mì không dính vào nhau.
- Rã đông thịt: Bạn không nên dùng nước nóng để rã đông thịt. Các chất ngọt trong thịt sẽ hòa tan trong nước, thịt không còn thơm và mềm. Tốt nhất bạn nên rã đông thịt trong nước lạnh có pha một chút muối.
• Thái thịt gà nên thái dọc thớ miếng thịt sẽ được ngon và mềm
Làm mềm thực phẩm đông lạnh: Thịt cá đông lạnh rất dễ mềm trong điều kiện nhiệt độ ấm nóng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm thịt cá vào nước lâu, các chất dinh dưỡng rất dễ bị tan trong nước ảnh hưởng đến chất lượng.
• Mù tạc: Bạn không nên trộn mù tạc với nước nóng mà luôn phải nước chanh hoặc giấm. Nếu không, các chất enzyme tạo mùi trong mù tạc sẽ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Ngoài ra, bạn không nên dùng mù tạc để ướp hoặc làm sốt cho các món trộn. Mù tạc còn dùng để trị những vết thương do bọ cạp, rắn rết cắn.
• Giấm: Giấm làm cho món ăn thanh nhẹ hơn và khử mùi tanh, khử béo, tăng mùi thơm. Bạn nên cho giấm vào món ăn khi bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong, hương vị món ăn sẽ thơm hơn và giảm vị ngấy.
• Bột ngọt (mì chính): Bạn không nên nêm quá nhiều bột ngọt, món ăn sẽ có vị lợ và không tốt cho sức khỏe. Nên nêm bột ngọt vào món ăn đã chế biến xong. Với các món trộn, bạn nên hòa tan bột ngọt rồi mới nêm vào.
• Rút xương gà, vịt: Trước khi hấp, hầm hoặc quay cả con gà, vịt bạn nên dùng bản dao đập nát sọ và các khớp của chúng, khi chế biến xong ta rút xương thuận lợi hơnnhiều
• Thái thịt: Thái thịt cũng là cách thể hiện sự khéo tay của người nội trợ. Mỗi loại thịt có cách thái khác nhau. Với thịt trâu, bò: thái ngang thớ thịt. Thịt lợn: thái vát. Thịt gà: thái dọc thớ. Ngoài ra, nếu bạn muốn băm thịt mà không bị dính dao, hãy ngâm dao vào nước nóng khoảng 3-5 phút, khi băm thịt sẽ không bị đinh dao nữa.
• Kho thịt bò: Muốn kho thịt bò ngon và mềm, bạn chỉ cần cho vào mấy cọng dưa cải thái nhỏ.
• Nước vo gạo: Rau mua ở chợ về, để hạn chế bị ngộ độc bạn nên ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch. Tương tự như với thịt, nước vo gạo làm thịt mau sạch hơn khi bạn rửa với nước lã.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét