10/1/15

Mẹo vặt nhà bếp

Luộc trứng không bị nứt
Khi luộc, trứng gà trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước lọt vào trong trứng, gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt, bạn chỉ cần cho vào nồi chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng.
Rửa sạch bình thủy tinh:
Những bình thủy tinh có miệng bé rất khó rửa sạch bên trong để làm nó sáng bóng như mới. Bạn có thể cho vào bình một nắm gạo, đổ ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.

Dầu ăn bốc lửa
Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to, có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Không nên cho nước vào dập lửa vì dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía, gây bỏng.
Làm mềm thịt bò:
Để làm món thịt bò xào, sau khi ướp thịt xong, bạn cho 2-3 thìa dầu ăn vào trộn đều, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt, để lửa to, đảo nhanh tay. Xào xong, cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm.
Khử cay ở tay:
Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính ớt sẽ rất nóng, cay. Nên lấy một ít đường cát xoa vào rồi rửa sạch; hoặc xoa một ít giấm hay rượu. Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch, tay sẽ không bị cay, nóng nữa.
Giúp chuối xanh không bị nát và thâm:
Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối. Chuối sẽ trắng, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.
Chữa cơm sống:
Khi bỏ cơm ra ăn thấy vẫn sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi nấu lại. Để tránh mất thời gian, bạn có thể xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà không để lại mùi rượu.

Khi uống rượu, không được ăn thạch rau câu
Trong thạch có chứa phèn chua, phèn có tác dụng làm giảm nhu động ruột và dạ dày làm cho rượu lưu lại lâu ở ruột và dạ dày, thúc đẩy sự hấp thụ cồn vào trong cơ thể, không có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn nấu thịt ở nhiệt độ cao quá lâu, chất đạm sẽ giảm dinh dưỡng và khó tiêu. Việc chế biến lâu cũng làm mất chất khoáng, vitamin và khiến chất béo, đường trở nên độc hại.
Trong quá trình chế biến nóng, các chất dinh dưỡng chịu những biến đổi lý hóa một cách đa dạng. Nếu không biết cách, nhiều chất bổ có thể bị mất đi một cách phí phạm, thậm chí bị biến đổi thành những chất không có lợi cho sức khỏe. Với hầu hết các nhóm thực phẩm, việc nấu lâu trên lửa đều không tốt.
Khi đun nóng ở nhiệt độ 70 độ C, protit đông vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có kèm theo giấm và các quả chua, axit làm quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón vừa phải sẽ làm cho protit dễ tiêu.
Nhưng khi nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protit giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu. Quá trình này hay xảy ra khi nướng, hấp trong lò nhiệt độ cao, hay rán trong dầu mỡ quá lâu.
Vì vậy, bạn không nên nướng hay rán đồ ăn giàu đạm quá lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét