20/1/15

Thuốc từ cây đu đủ

+ Đu đủ non, bổ đôi, hơ lửa cho nóng, chườm chỗ sưng đau. Hầm chân giò heo lợi sữa.
+ Đu đủ xanh già: nấu nhuyễn, ăn trước 2 bữa ăn chính. Hoặc tán xay thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 muỗng cà phê, chữa đầy bụng khó tiêu.
+ Lá tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương, chữa đau đầu.
+ Nước sắc đặc lá đu đủ có tính sát trùng, rửa vết thương, tẩy vết máu trên vải.
+ Lá đu đủ bọc thịt dai, cứng trong vài giờ, khi hâm thịt chóng nhừ.
+ Dân gian sắc 2 - 7 lá đu đủ tươi loại bánh tẻ với nước, uống chữa ung thư.
+ Nhựa mủ lá đu đủ bôi chữa chai chân, hột cơm, tàn nhang, hắc lào mới phát, eczema, vẩy nến.
+ Đắp lá đu đủ trị mụn nhọt, sưng tấy
+Hoa đu đủ: trị ho trẻ em. Hoa đu đủ đực tươi (10 - 20g) trộn đường, đường phèn, mật ong, hấp cách thủy (hoặc hấp cơm).
- Rễ đu đủ: chữa băng huyết, sỏi thận, rắn cắn.
- Quả
- Nhựa (từ quả, lá, rễ, hoa).
Tác dụng dược lý
Kháng khuẩn (rễ, vỏ, hạt).
- Diệt giun: trị giun đũa và giun kim (hạt).
- Chống sinh sản (cao hạt đu đủ), giảm tinh trùng, không độc và không ảnh hưởng đến tình dục.
- Chống ung thư (cao chiết với cồn ở lá đu đủ), giảm thể tích u báng, giảm sự tăng sinh khối u và mật độ tế bào ung thư.
Tính vị, công năng
- Quả đu đủ có vị ngọt, mùi hơi hắc, có tính mát.
- Có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng
Công dụng quả đu đủ Việt Nam
- Quả đu đủ chín: Bổ dưỡng, giúp tiêu hóa, nhuận tràng. Trẻ em ăn đu đủ chín sau khi ăn cơm chiều, từ 7 - 10 ngày trở lên, thấy sổ ra nhiều
giun kim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét